- Giữa thăm thẳm núi non Thuận Châu(Sơn La), có một vùng đất nổi tiếng từ lâu, được khách thưởng chè sành sỏi đặt cho cái tên "Thiên đường chè" nơi đấy chính là xã vùng cao Phổng Lái (Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Với chất đất và khí hậu trong lành, mát mẻ, chè Trọng Nguyên (Phổng lái Thuận Châu) nổi tiếng thơm ngon và được nước.
- Cây chè bén rễ với mảnh đất Phồng Lái từ những năm 60 của thế kỷ trước, đến nay đã trở thành vùng đất sản xuất cây công nghiệp rộng lớn của huyện Thuận Châu. Để có được thương hiệu nổi tiếng như hiện tại, cây chè tại đây đã trải qua nhiều biến cố. Trước kia, sản phẩm chè sau khi thu hái đều được công ty Dịch vụ phát triển chè Sơn la bao tiêu. Nhưng đến năm 2013 công ty chè lâm vào khủng hoảng, khả năng bao tiêu trở lên hạn chế, giá cả không đáp ứng được nhu cầu trong khi mong muốn mở rộng , phát triển cây chè của bà con lại ngày một cao. Thời điểm đó, một số hộ tại địa phương đã bắt đầu chặt cây chè để trồng các loại cây khác. Trước tình hình đó, năm 2015, Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sơn La quyết định giao cho hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận (HTX Bình Thuận) quản lý 200 ha vùng nguyên liệu sẵn có đồng thời ra nhiệm vụ xây dựng, phát triển diện tích trồng chè lên 500 ha, đáp ứng được 4.500 tấn chè búp tươi/ năm nguyên liệu đầu vào, tương đương 900 tấn sản phẩm/ năm. Sau hơn một năm được công nhận, từ chỗ chỉ bao tiêu sản phẩm để làm chè sơ chế xuất khẩu đến cuối năm 2018, HTX tiến tới sản xuất chè thành phẩm để bao tiêu trong tỉnh và ngoài tỉnh. Đến nay nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành sản phẩm chè Trọng Nguyên của HTX đã được lưạ chọn làm mô hình điểm trong chương trình OCOP của tỉnh Sơn la. Trải qua nhiều thăng trầm, cây chè trên đất Phổng Lái đến nay vẫn được xác định là một trong những cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Những người nông dân ở đây luôn chú trọng quan tâm đến cây chè trong việc đầu tư giống mới đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, cải tạo và trông mới, xây dựng thương hiệu.
- Sản phẩm chè Trọng Nguyên của HTX BÌnh Thuận được chế biến từ những đọt chè non, xanh tươi mơn mởm. Chè được trồng ở độ cao 1.648m so với mực nước biển nên có nhiều khác biệt với chè tại các địa phương khác, nước chè có màu xanh tự nhiên, hương thơm nhẹ nhàng và vị dịu, ngọt đậm đặc trưng. Chè được chế biến qua công đoạn sao diệt men, sau đó được đưa vào máy vò thủ công, tiếp đến là công đoạn sấy chè, kết hợp sấy 1 lượt trên máy sấy băng tải, khi độ ẩm của chè còn khoảng 33-36 % thì cho vào quả tôn quay để sao. Đây là quá trình sao khô, độ ẩm sản phẩm còn 3-5% là đẹp nhất, sẽ đảm bảo được trọn vẹn hương vị thiên nhiên trong từng ngụm chè.
- Đặc biệt, để chè có chất lượng tốt, HTX thường thu hái chè vào buổi sáng sớm, khi những tia nắng mặt trời bắt đầu ló rạng, những búp chè còn đọng nguyên sương đêm trong lành, tinh khiết của đất trời tạo lên hương vị chè đậm đà, đặc trưng.
- Chè Trọng Nguyên thuộc tính mát, trước đắng sau ngọt, giúp đem đến sự tỉnh táo cho người dùng đồng thời giúp giải khát, làm mát cơ thể, giải độc và hỗ trợ hệ tiêuhóa. Ngày nay việc uống chè đã đi vào tâm thức người Việt một cách tự nhiên , tĩnh lặng. Dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi và nhiều đồ uống khác đã ra đời nhưng uống chè sẽ vẫn là một nét văn hóa truyền thống không thể lãng quên của người Việt Nam. Việc duy trì thói quen uống chè mỗi ngày cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực và phòng chống bệnh tật. hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận đã và đang bao tiêu sản phẩm chè búp tươi cho xã Phổng Lái nói riêng và các xã khác thuộc vùng Thuận Châu như Phổng Lập, Chiềng Pha và Mường É. Trước năm 2013 Nhà nước có chính sách hỗ trợ 100% giống cây chè, phân bón cùng kỹ thuật trồng nhưng do sản phẩm không được bao tiêu nên hầu hết các hộ dân đều không mặn mà lắm. Về sau khi có HTX Bình Thuận đứng ra bao tiêu sản phẩm, thu nhập các hộ dân ổn định hơn, họ đã tự bỏ tiền mua cây giống, tự tìm tòi học hỏi để phát triển nghề trồng chè tại đây. Sự phát triển của HTX ngày hôm nay một phần lớn là nhờ vào sự liên kết chặt chẽ giữa nông dân và HTX. Từ chỗ có ý định chặt cây chè để trồng các loại cây khác, giờ đây bà con đã tin tưởng và tự đến đăng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX. Dây chuyển sản xuất của HTX hiện đang có công suất 20 tấn chè búp tươi/ ngày, tương đương với khoảng 4 tấn chè khô thành phẩm. Trung bình mỗi năm bao tiêu khoảng 2.500 tấn chè búp tươi cho bà con, sản xuất 500 tấn chè khô xuất ra thị trường.
- Sản phẩm chè Trọng Nguyên tại HTX Bình Thuận được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, áp dụng qui trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến nghiêm ngặt , đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hiện đang hướng tới sản xuất theo qui trình hữu cơ . Với việc được cấp nhãn hiệu "Chè Trọng Nguyên" Phổng Lái Thuận Châu. Hợp tác xã sản xuất kinh doanh và dịch vụ tổng hợp Bình Thuận nỗ lực không ngừng trong việc phát triển cây chè đươc xã Phổng lái dần trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
HỢP TÁC XÃ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP BÌNH THUẬN
Email: htx.binhthuan@gmail.com * Website:chefphonglai.vn * Fanage: Chè Phổng lái Thuận Châu
Địa chỉ: Bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La * Hotlne: 0977697 185
.